Những đặc điểm chính của chăn nuôi hữu cơ là gì? Kết hợp vật nuôi trong một trang trại có thể giúp quay vòng dinh dưỡng. các sản phẩm phụ như rơm, sinh khối từ những sản phẩm dư thừa của đồng ruộng, các loại phế phụ phẩm,… có thể được sử dụng làm thức ăn sẵn có cho vật nuôi dễ dàng và rẻ tiền.
Đồng thời phân của vật nuôi được bón cho cây trồng một cách hiệu quả nhất nhằm tăng năng suất, cải tạo độ màu mỡ cho đất. Sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa có thể vừa phục vụ nhu cầu cho gia đình vừa có thể cung cấp ra thị trường tạo nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi
thịt heo sạch không có nghĩa là chỉ cho vật nuôi ăn bằng thức ăn hữu cơ và tránh bổ sung thức ăn tổng hợp mà còn tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của vật nuôi trong trang trại. Sức khỏe tốt và phúc lợi của vật nuôi là chính. Phải hạn chế tối đa những tác động bất lợi đối với vật nuôi như cắt đuôi, bấm nanh, buộc cố định, nuôi nhốt, tách đàn.
Với nhiều lý do khác nhau, chăn nuôi không đủ diện tích và nguồn thức ăn hữu cơ sẽ không được phép tồn tại trong canh tác hữu cơ.
Một số tiêu chuẩn quy định chi tiết việc quản lý chăn nuôi hữu cơ trong trang trại
– Vật nuôi được di chuyển, hoạt động tự do.
– Không nuôi nhốt trong cũi.
– Được cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống, không khí và ánh sáng.
– Không làm tổn thương đến vật nuôi.
– Không được phép sử dụng thức ăn tổng hợp.
– Các biện pháp ngăn ngừa quan trọng hơn liệu pháp điều trị.
– Nếu các loại thuốc thiên nhiên không có hiệu quả thì các loại thuốc thông thường được phép sử dụng.
– Không sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng, hoóc môn, thuốc an thần.
– Tốt nhất mua con giống được nuôi theo phương pháp hữu cơ
– Không nuôi động vật theo công nghệ chuyển giao phôi và biến đổi gen
Trong canh tác hữu cơ, người chăn nuôi cần cố gắng đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi để duy trì nguồn sản vật được lâu dài. Để đạt được mục tiêu này cần quan tâm đến những yếu tố sau:
+ Về thức ăn: Đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
+ Về nước uống: đủ và sạch.
+ Chuồng trại đủ diện tích, sạch sẽ, thoáng mát.
+ Có khả năng liên hệ với những vật nuôi khác nhưng không gây căng thẳng.
+ Phân bổ giới tính, độ tuổi hợp lý.
+ Có đủ điều kiện đảm bảo sức khỏe cho vẩt nuôi và thú y khi cần thiết.
Chuồng trại trong chăn nuôi hữu cơ
Trong chăn nuôi hữu cơ cần lựa chọn kiểu chuồng nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi để đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế. Đối với phúc lợi và sức khỏe vật nuôi, chuồng trại cần đảm bảo thoáng mát, che mưa, che nắng, đảm bảo về diện tích đáp ứng nhu cầu vận động cũng như các biểu hiện tự nhiên của vật nuôi. Vì lý do kinh tế chuồng trại có thể được làm bằng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.
Nhiều nước có truyền thống xây dựng chuồng trại đắt tiền và phát triển hệ thống chuồng trại phù hợp và hiệu quả nhất với điều kiện của từng địa phương. Nếu các kỹ thuật quý báu này được kết hợp với các nguyên tắc nêu trên thì sẽ tạo được một hệ thống chuồng trại thân thiện với vật nuôi đồng thời thích nghi với điều kiện địa phương.
Thức ăn trong chăn nuôi hữu cơ
Sự sẵn có của thức ăn khô là một trong những yếu tố hạn chế trong chăn nuôi. Không giống như các hệ thống không có đồng ruộng trong canh tác thông thường, chăn nuôi
thịt heo hữu cơ chủ yếu dựa vào thức ăn tự sản xuất ngay trong trang trại.
Thức ăn có một mối liên kết chặt chẽ giữa số lượng và thành phần của chúng đối với sức khỏe vật nuôi. Chính vì vậy cần đảm bảo đầy đủ cả về số lượng và chất lượng thức ăn cho vât nuôi.
Số lượng thức ăn thích hợp và hỗn hợp của các loại thức ăn sẽ tùy thuộc vào đối tượng vật nuôi vào mục đích sử dụng vật nuôi. Ở nhiều vùng nhiệt đới có các giai đoạn thuận lợi cùng với nguồn thức ăn khô dư thừa xen kẽ với những giai đoạn khó khan hiếm nguồn thức ăn.
Do vậy cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi quanh năm nhằm duy trì khả năng sản suất của vật nuôi. Thức ăn khô có thể được sản suất ngay tại trang trại như trên đồng cỏ, cỏ hoặc trồng cây làm thức ăn cho vât nuôi.
Chi tiết liên hệ
THỊT HEO HỮU CƠ AUS FARM
Địa chỉ: 71 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, Tp, HCM
Website: www.thitheohuuco.com
FB/thitheohuucoAusFarm
Hotline: 0945 39 79 68 – 0963 36 36 89